nguyenthaison
Chủ nhà là anh Danh Ca, chị Ngọc Lan, có tư dinh ở gần Bách Thảo, lâu lâu chỉ ghé đến vài phút “xem bác Sơn có khoẻ không”. Anh chị chủ nhà thương cảnh bơ vơ một mình nơi Thăng Long đô hội nên chỉ lấy “tiền nhà” bằng hơn phân nửa giá thị trường, lẽ nào mình lại không biết .
SAU
KHI TỪ CHỨC (lần thứ Nhất) mình không còn là Trưởng Chi nhánh NXB Lao Động ở
phía Nam nữa, ra làm một anh Chuyên viên Biên tập “quèn” ở Hà Nội, đã ở trọ
ngót chục năm tại căn hộ này.
Chủ nhà là anh Danh Ca, chị Ngọc Lan, có tư dinh ở gần Bách Thảo, lâu lâu chỉ ghé đến vài phút “xem bác Sơn có khoẻ không”. Anh chị chủ nhà thương cảnh bơ vơ một mình nơi Thăng Long đô hội nên chỉ lấy “tiền nhà” bằng hơn phân nửa giá thị trường, lẽ nào mình lại không biết .
Mình tậu bộ sa lông,
tủ lớn, nhưng nhất định không mua giường, chỉ nằm tạm bợ trên mấy tấm ván vênh
trong bấy nhiêu năm. Vài “cháu” có cái đức không thèm lấy chồng dù đã chuẩn bị
bước vào tuổi “băm”, mấy “thím” mấy “mợ” có chồng đi tàu biển dài…tháng, đi xuất
khẩu lao động dài…năm (toàn thuộc diện “dễ coi ưa nhìn mỏng mày hay hạt” mới
chết chứ) thay nhau đến hỏi mượn sách mượn báo, rồi mang đến niêu cá kho, đĩa xôi
gấc, chục trái cây… (Mình dắt chìa khoá cửa ở mái nhà, viết dòng chữ kèm mũi
tên bằng phấn chỉ dẫn “chìa khoá cửa để ở đây”. Hi…hi…).
Có lần chị Lan chủ nhà
bảo “hay là bác Sơn làm hàng rào cho trẻ con nó khỏi vào phá”. Mình “biết tỏng”
thâm ý thiện chí của “chị chủ”: muốn mình được tự do thoải mái “vô tư” như ở
chính nhà mình đấy mà, nhưng chỉ cảm ơn…thầm. Đã không làm hàng rào thì chớ,
mỗi khi có “nữ khách” đến bao giờ mình cũng mở toang cả cửa đi lẫn cửa sổ, đúng
là ngu, nay nhớ lại tiếc đến ngẩn tò te. Nhiều người trong ngõ “thán phục” nói
với nhau “bác Sơn nom vậy mà…đứng đắn ra phết nhé”. Ha…ha…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét của bạn