27 tháng 10, 2013

QUÊ HƯƠNG MỖI NGƯỜI CÓ...NHIỀU!



* Bạn nói "Quê hương mỗi người có một..." - tôi tin, và không tranh luận,
* Bạn bảo bạn "Có ba Quê hương, là QUÊ CHA, QUÊ MẸ, QUÊ...MÌNH (nơi sinh)" tôi cũng tôn trọng,
* Bạn quả quyết có nhiều Quê hương hơn thế, bởi phải tính cả QUÊ CHỒNG, QUÊ VỢ...Tôi cũng...OK...

Riêng tôi, cụ thể là như thế này:
- Quê gốc của Bố tôi ở Thị trấn Hưng Hóa, tỉnh Phú Thọ, tôi gọi đó là QUÊ CHA,
- Quê Mẹ của tôi ở xã Lê Bình - nay là thị trấn - huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, tôi gọi đó là QUÊ MẸ,
- Tôi được Bố Mẹ sinh ra tại Bệnh viện tỉnh ở phố Châu Cầu, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, tôi tạm gọi đó là "QUÊ MÌNH - Sinh quán”.





TRONG MẤY CHỤC NĂM NAY TÔI LUÔN NGHĨ, KHÔNG DÁM KHĂNG KHĂNG LÀ ĐÚNG, RẰNG: khái niệm “Quê hương mỗi người có một” chỉ tạm đúng đối với những người đã định cư ở  nước ngoài, trong trường hợp họ nói với người dân bản địa ở quốc gia ấy. “Một quê hương ấy chính là Cố Quốc của họ!

29 tháng 8, 2013

NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN KHÓC XUÂN QUỲNH, LƯU QUANG VŨ


Tôi không nhớ rõ, rằng khi ấy vẫn còn là cuối tháng Tám hay đã sang tháng Chín. Chỉ chắc chắn một điều, những ngày ấy Nhà thơ Chế Lan Viên mới nhập viện (lầu Chín, Bệnh viện Chợ Rẫy), chưa có kết luận bị ung thư. Nét mặt tươi tỉnh, Ông nói: “Mình nằm ít ngày, kiểm tra xong thì về...”. Mỗi lần tôi vào thăm đều thấy nhà thơ tươi tỉnh, cười, y hệt như kiểu ảnh ai đó đã chụp, cho tôi một bản sau (hoặc trước) đó ít ngày.
Nhưng hôm ấy tôi thấy ông buồn. Ngồi với Ôngkhoảng nửa giờ, gần ra về tôi chợt nghe Ông khẽ nấc lên, và nước từ mắt trái, chảy qua mắt phải rồi lăn xuống gối. Ông nói, giọng không tròn như mọi hôm mà rè, méo: “Xuân Quỳnh… Lưu Quang Vũ… chết…rồi”. Đó là lần đầu tiên tôi nghe tiếng nấc dù rất nhỏ và nhìn thấy nước mắt của Chế Lan Viên… (sau đó, lần thứ hai, cũng là lần cuối cùng, tại phòng bệnh này, tôi nhìn thấy nước mắt của Ông lần nữa. Tôi sẽ không bao giờ cho phép mình kể rõ về chuyện này, chỉ có thể nói rằng: những giọt nước mắt ấy cũng là vì, cho một “người khác” chứ không phải Chế Lan Viên khóc vì mình.

(29/8/2013. Nguyễn Thái Sơn)
















Bên Giường Bệnh Nhà thơ Chế Lan Viên tại Viên Tĩnh Viên: 
Thầy Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Thái Bình, NT Sơn


Nhà văn Nguyễn Khải, Nhà thơ Xuân Thiều thăm Nhà thơ Chế Lan Viên 
(Nguyễn Thái Sơn chụp tại Viên Tĩnh Viên)



Nhà thơ Chế Lan Viên & Nguyễn Thái Sơn
(lầu Chín Bệnh viện Chợ Rẫy) 



Con chim sâm cầm - AI GIẾT !??...



Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết!

(Xuân Sách)

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=323959511083065&set=a.118050105007341.33519.100004070572482&type=1&theater

XIN VĨNH BIỆT NHÀ THƠ LÊ THÁI SƠN! THÀNH KÍNH CHIA BUỒN VỚI NHỮNG NGƯỜI THÂN, GIA ĐÌNH CỦA ANH

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=323268427818840&set=a.118050105007341.33519.100004070572482&type=1&theater

8 tháng 8, 2013

NGƯỜI ĐÁNG ĐƯỢC VÀO Ghi - nét


Hà Nhân 
(Báo Hà Nội mới Cuối Tuần, ngày 31/5/2008)

“…Nguyễn Thái Sơn là người trẻ tuổi nhất của nước ta từ trước đến nay đoạt giải thưởng thơ của tuần báo Văn Nghệ và rất đáng được vào Ghi - nét Việt Nam. Ngay từ khi còn học Cấp Ba, Nguyễn Thái Sơn đã thành danh rồi…”
_____________________

Sau 12 năm, nhà thơ Nguyễn Thái Sơn mới in tập thơ nữa qua Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vào cuối năm ngoái. Tập thơ mang một cái tên khá ấn tượng: “Tên rơi trước mặt”. Tập thơ có những câu thơ rất dễ thương viết về những người lính trẻ đi dọc Trường Sơn một thuở:
   “Một thời chiến tranh mấy thời thiếu đói/ Mười bảy tuổi hành quân dọc Trường Sơn/ Dép rộng rút quai, quần dài xén ống/ những người lính vừa đi vừa lớn…” có cả những câu thơ thật thi sĩ đầy tiếc nuối:
   “Các em cứ hồn nhiên, hồn nhiên đến vô tâm/ Ta cũng từng hồn nhiên, từng vô tâm như thế/ Muốn đổi mười năm lấy một ngày tươi trẻ/ Dầu đầy ắp trong phao bấc đừng nỡ lụi tàn…” và còn có cả những câu thơ luôn đau đáu về một thời hoa lửa nữa:
   “Hải Vân rừng bên này/ Hải Vân biển bên kia/ Những toa tàu nghiêng phía Hải Vân Đông - khách say mê ngắm biển/ Núi xanh thẳm bạt ngàn hoa sim tím/ Được mấy người còn nhớ Hải Vân Tây!...”.
   Cách đây không lâu tôi gặp tôi Nguyễn Thái Sơn tại Hà Nội. Ông vui vẻ cho biết: “Từ ngày nghỉ hưu, tôi càng có điều kiện đi đây đi đó để viết…Hiện tôi ở Sài Gòn và năm nào cũng đến Tây Nguyên, ra Hà Nội, lên Tây Bắc dăm tháng…Với tôi, cái sự viết đã ăn vào máu rồi. Không đi, không viết là không chịu nổi”.
   Nhà thơ Nguyễn Tùng Linh nhắc lại: “Nguyễn Thái Sơn là người trẻ tuổi nhất của nước ta từ trước đến nay đoạt giải thưởng thơ của tuần báo Văn Nghệ và rất đáng được vào Ghi - nét Việt Nam. Ngay từ khi còn học Cấp Ba (Trung học Phổ thông - Mai Thanh chú thích), Nguyễn Thái Sơn đã thành danh rồi. Mới đấy mà đã bốn mươi mấy năm rồi…”.
   Về nhà, mở cuốn “Giải nhất văn chương” mục Thi thơ văn 1965 do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 1998 nhân kỉ niệm Báo Văn Nghệ 50 tuổi, tôi bắt gặp những dòng chữ:
   “Thi Thơ Văn 1965, phần văn không có Giải Nhất; giải nhì: Vương Lan, Dương Thị Xuân Quý; giải ba: Mai Văn Tạo, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Tào Mạt và Hoài Giao, Trần Tự và phần thơ: Không có giải nhất; giải nhì: Văn Thảo Nguyên, Thái Giang, Mai Thanh Chương; giải ba: Hoàng Hưng, Nguyễn Thái Sơn”.
  


19 tháng 6, 2013

NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN - BA BỨC THƯ VÀ LỜI NÓI DỐI CỦA TÔI HƠN HAI CHỤC NĂM QUA

NGUYỄN THÁI SƠN

Nhà thơ Chế Lan Viên chào đời ngày 20 tháng 10 năm 1920 (Mẹ của tôi cũng được ra đời trong năm này). Ngày 20 là thứ Năm ở Tuần lễ thứ ba của tháng Mười), đối chiếu với Âm lịch, là ngày 21 Giáp Dần Tư Mệnh Hoàng Đạo của tháng Chín  Canh Tuất, thuộc năm Nhâm Thân; Từ trần ngày thứ Hai, 19 tháng 6, 1989, đối chiếu với Âm lịch, đã là Canh Tý của ngày 17 Tân Hợi, tháng Năm Canh Ngọ, năm Kỉ Tị.

I/ Chiều ngày thứ Hai 19/6/1989, Tại Văn phòng của Tòa soạn Tạp chí Văn trên tầng II ở 81 Trần Quốc Thảo Sài Gòn, Nhà văn Anh Đức nói với mọi người: “Gia đình mới đưa ông Chế Lan Viên vào Bệnh viện Thống Nhất. Nguy lắm...”. Tôi kiếm cớ có khách, xuống sân lấy xe đạp, vào ngay bệnh viện. Gia đình Nhà thơ có đủ trong phòng bệnh. Hai con gái của Ông ngồi ở mép giường xoa bóp cánh tay, bàn chân của Bố. Từ lúc tôi đến, và có lẽ trước đó khá lâu, Nhà thơ đã ở trạng thái hôn mê, Ra Đi lúc gần giữa đêm. Tôi nhìn đồng hồ: 11giờ 39 phút (không dám chắc đồng hồ tôi chạy đúng). Nhà thơ Bảo Địng Giang đang điều trị ở phòng gần đó sang. Tôi, Bác Bảo cùng mọi người trong gia đình đỡ Ông từ giường bệnh lên băng ca, đẩy xuống Nhà Lạnh. Tôi cũng không nhớ rõ là đã xé tờ lịch treo tường ở đâu, ghi vội: Nhà thơ CHẾ LAN Viên mất 23h39’. Sau đó tôi áy náy mãi rằng đã ghi chữ “mất” mà không viết “Từ trần”.

II/ Tôi có 3 lá thư của Ông, một THƯ đề ngày 1/8/88 có 4 trang, gửi cho tôi qua bưu điện, sau khi nhận tập thơ tôi biếu tặng Ông, Thư thứ hai viết gửi Nhà thơ Anh Thơ (đưa tôi chuyển), Thư thứ ba đặc biệt hơn, được “viết” khi Ông đã mệt nặng, nằm trên giường đọc cho người trong nhà viết, có tiêu đề “Gửi Hanh, Hổ, cô Tú” (Tế Hanh, Phạm Hổ, Nguyễn Thị Ngọc Tú - tôi chú thích). Cả ba THƯ này tuy dài ngắn, có cách viết khác nhau nhưng đều chung một “vấn đề”: “Khen, và đề nghị các nhà thơ nhà văn Anh Thơ, Tế Hanh, Phạm Hổ, Nguyễn Thị Ngọc Tú đọc, giới thiệu và lưu ý”.
   Tôi không đưa hai THƯ ấy đến những “người nhận” như Ông đã hướng dẫn cụ thể cặn kẽ (chỉ đến chơi và biếu tặng sách), ở Hà Nội về tôi NÓI DỐI ÔNG là đã chuyển THƯ). Đến tận bây giờ tôi vẫn tin “mình đúng” - đã không lợi dụng lòng tốt của Ông về việc đánh giá “tuyên truyền”, giới thiệu tập thơ của bản thân với các nhà văn, nhà thơ “quan trọng” (vào thời điểm ấy hình như đang “nắm giữ” các Hội đồng xét giải thưởng hằng năm của Hội Nhà văn).
   Tưởng niệm lần thứ hai mươi tư ngày Nhà thơ Chế Lan Viên từ trần, tôi muốn nhờ Gió nhờ Mây nhờ Khói Nhang chuyển đến Ông sự TRI ÂN sâu nặng cùng lời XIN LỖI chân tình, khi đã buộc phải “nói dối” Ông. (Bức THƯ thứ Ba, không phải Bút tích của Nhà thơ Chế Lan Viên nên tôi không Post lên đây)

Sài Gòn, ngày 19 tháng Sáu, năm 2013.
































































































NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN - TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ HAI MƯƠI TƯ NGÀY TỪ TRẦN (19/6/1989 - 19/6/2013)