Mình có mấy chục năm làm báo làm sách, từ 1976
đến bây chừ (công…nhân lẫn tư nhân), nay có những chữ vẫn phải rất thận trọng
rất cẩn thận rất…run tay khi viết, bằng bút, bằng phím gõ. Nhầm chữ chưa bàn
đến, chỉ nhầm “dấu” thôi cũng đã “bỏ bu” rồi, “chết người” và chết cười, ví như
ở các câu “Tôi thích BUỔI sáng hơn BUỔI chiều” hoặc “Trứng vịt LỘN của cô ấy
đến là to”, vân vân và ba chấm…Những chữ khác viết xong đọc lại chỉ cần lướt
qua, nhưng loại chữ
“nhạy cảm” này phải nhìn ngang ngó dọc, xoay úp lật ngửa ngắm nghía chằm chằm
mà nhiều khi vẫn không phát hiện phát giác ra lỗi. Khổ ơi là khổ…
Khi Computer chưa xuất hiện ở Việt Nam, công nhân nhà in sắp chữ in tipô bằng
những con chữ rời đúc bằng chì kim loại, đã có những khi do nhầm lẫn đã biến
ĐẠI TƯỚNG (…) thành BẠI TƯỚNG (…), hay nhầm chữ P trong PHÓ CHỦ TỊCH (xã) thành
chữ C. Oái oăm là nó không “nhầm lẫn” ở phần chữ nhỏ trong nội dung bài báo mà
“đập vào mắt” người đọc ngay ở những chữ to đùng ở tên (chữ tít). “Cha con” nhà
in chỉ còn cách tập trung hàng trăm người để sửa từng tờ báo trang sách, ấy là
may mà phát hiện lỗi khi sách báo chưa phát hành, chứ khi “chúng” đã được tung
ra khắp nơi trong lãnh thổ mới biết những lỗi này thì chỉ có mà “ăn cám”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét của bạn