Giáo sư Nhà văn TRẦN THANH ĐẠM
QÚI NHÂT MÌNH ĐƯỢC LÀ MÌNH TRONG ĐỜI VÀ TRONG THƠ
(Đọc tập thơ Tên rơi trước mặt của Nguyễn
Thái Sơn 108 trang, Nhà XB Quân đội Nhân dân - Hà nội, 2007)
TÊN RƠI trước mặt cũng là tên của một bài trong tập, là một ẩn
dụ, một gửi gắm của nhà thơ về bản thân. Anh hình dung mình là một cung thủ tự
cho là có tài như Dưỡng Du Cơ, như Hậu Nghệ với cánh cung bằng tre ngà, dây
cung bện bằng lông đuôi ngựa, cùng ống tên đầy chặt nhưng “ mục tiêu ” xem ra
chưa được xác định : “đích ngắm vu vơ mờ ảo suốt đời”. Bắn mãi cũng chỉ được
“chim sâu chim sẻ”, mũi tên cuối cùng nhắm vào bầu trời: “trời cao rộng vô cùng
/ lo gì không trúng đích” song, thực tế lại khác: “mũi tên dốc túi / ta cố sức
dương cung lần cuối / đứt dây gẫy tre / mũi tên theo gió bay về / rơi trước mặt
!” Bài thơ là lời tự bạch, tự thú của một người không tự bằng lòng, thất vọng
khi tổng kết cuộc đời đầy ước vọng - hay tham vọng, của mình. Tuy nhiên, đây là
lời tự bạch chân thành, trung thực và điều quý giá chính là ở đó. “Tri nhân giả
trí, tự tri giả minh” (biết người là trí, biết mình là minh - Lão Tử ). Đọc bài
thơ này, tôi nói với tác giả: mũi tên rơi trước mặt anh là một mũi tên vàng của
sự tự biết mình. Con người không thể tự tri nếu không tự tin vào giá trị của
chính mình, vào những gì mình vốn có, đã có. Xua đi mọi ảo tưởng, tham vọng,
mình tự hào được là chính mình. Mới đọc qua bài thơ tưởng NTS bi quan, nhưng
đọc kĩ lại thấy đó là một tuyên ngôn lạc quan của người biết mình có những việc
làm không uổng phí, mà một trong những biểu hiện ấy là những bài thơ được chắt
lọc từ chính cuộc đời anh, con người anh, không hề vay mượn. Không nhiều, không
lớn, song thế cũng đủ, so với bao người, như chính anh đã tự bạch: “Tôi không
may mắn trong mọi lĩnh vực, song so với những đồng đội chết trận vẫn còn là
hạnh phúc”. Anh viết vậy và luôn có ý thức về điều đó: “kiếp thi sĩ giời đầy
đau nhiều vui được mấy / vẫn cứ làm thơ ngắn dài nhiều ít / tạ ơn đời cho nắm
chữ giắt lưng” .
Đọc những bài thơ này của anh, tôi những mong anh viết khác hơn, nhưng hiểu rằng anh không thể giả tạo giả dối, và như tôi đã nói từ đầu, chính anh đã tìm thấy mình trong thơ, thể hiện mình ở đó như đã nhặt lại mũi tên cả đời nhằm nhiều mục tiêu, và mục tiêu cuối cùng là cả bầu trời mông lung cao vọng… Làm con người và làm nhà thơ mà mình được là mình thì còn gì quí hơn. NTS đã nhiều phen từ giã mình (giả) để trở lại chính mình (thật) trong cuộc đời và trong thơ.
Được biết, anh đang gấp rút hoàn thành những chương cuối của một trường ca viết về chiến tranh, trường ca duy nhất của cả đời, như anh nói, khoảng hai trăm trang in. Liệu đây có phải là mũi tên NTS vừa nhặt dưới chân, nhất quyết bắn đi lần nữa …
Mở đầu tập là bài thơ gồm hai câu đối thoại và một câu tự nhủ (cũng là tự khẳng
định):
- Ai chẳng thế…
- Nhưng tôi không thế !...
chỉ vì mình chẳng thể như ai.
Tôi thích những bài thơ tự bạch trong tập, ngoài bài thơ ba câu giống như đề từ này, còn có thể nhắc đến các bài Độc thoại, Không tên II, III, IV…, như những chân dung tự họa, không tô vẽ, khoa trương. Thơ là người. Đọc thơ như gặp người. Yêu thơ vì yêu người. Yêu người nên yêu thơ… Dĩ nhiên không ai yêu thơ giả dối người giả dối. Chân thật trung thực là phẩm chất đầu tiên của thơ NTS, cũng là cảm thức nổi bật của tôi đối với thơ anh.
Có những nhà thơ, tôi đọc họ với niềm tin cậy, khi họ nói về mình cũng như về người khác, về cuộc đời. Thơ NTS chỉ nói về bản thân anh sau cùng, khi đã nói về cuộc đời, về mọi người. Phần quan trọng nhất của đời anh đã trôi qua trong chiến tranh nên thơ anh mang nhiều kỉ niệm về chiến trận. Là lính lái xe Trường Sơn, rồi chính trị viên đại đội pháo binh nhưng trong thơ anh không có tiếng còi xe tiếng pháo nổ, mà chỉ thấy nói nhiều đến đồng đội, còn sống hay đã chết: “mười bảy tuổi hành quân dọc Trường Sơn / dép rộng rút quai quần dài xén ống / những người lính vừa đi vừa lớn /… những năm ở rừng bàn tay không ai nắm / nhìn bầy vượn bế con gạt thầm nước mắt / đêm đêm dây võng xoắn đứt vỏ cây /… bao cô gái mềm yếu như em nằm lại khắp rừng / mưa mục gỗ bia lũ xóa mộ phần…” Những câu thơ về đời lính Trường Sơn ấy tưởng viết chẳng bao giờ cạn, luôn chân thực và không bao giờ cũ, và ai không sống qua không thể viết được: “thức ăn gắp trước canh nhạt chan sau / mặc áo mới mỗi khi lên sạp nứa / chẳng thể tránh thứ bom tọa độ / thường rơi bất ngờ trong giấc ngủ bữa ăn…” Tôi nghĩ rằng thơ vẫn còn phải viết nhiều về chiến tranh để lưu lại cho đời sau, và cho cả đời nay, cho những người không biết hoặc biết mà hay quên.
Điều đặc biệt là, viết về bộ đội Trường Sơn, những bài thơ tạo ấn tượng của NTS cũng thường là những bài ẩn dụ: Mây trắng, Bạch Tuyết ở Trường Sơn, Đừng quên… Anh không chỉ viết về cái gì mà còn viết như thế nào, luôn dùng các thi pháp khác nhau để biểu hiện những thi hứng tưởng là quen thuộc. Anh là người lính, là nhà thơ lính. Ra trận từ vùng quê chiêm trũng Hà Nam, chiến trường của NTS nối liền với quê hương nghèo khó ấy, nên khi viết về nông thôn, anh có nhiều gắn bó với đồng ruộng và am tường kiểu nghĩ cách cảm giọng nói của người nông dân (dù rằng anh được sinh ra và lớn lên ở thành thị): “quê ta đất mỏng nước dầy / đi chân thì ít bơi tay lại nhiều / chiêm mùa hạt thóc tong teo / cỏ năn bện chổi tre pheo vặn thừng /. Đó là quê nghèo, còn đây là nhà nghèo: “vườn hoang đổ chuối rụng na / dê bò say nắng vịt gà lạnh mưa / ruộng khô mẻ cuốc nhụt bừa / mối xông kèo cột mọt cưa ghế bàn”. Rồi người nghèo : “bám ruộng cực đã đành / bỏ quê, nghèo tại số / đất nước có một thời / hình như ai cũng khổ”, và đây, nhà thơ nghèo: “vợ chăm hái gặt cày bừa / chồng lo rút ruột câu thơ nhọc nhằn / dãi dầu, khoai lúa nhẹ cân / rạc người, thơ phú chỉ ngần ấy trang / … thơ in tập mấy ai mua / in báo thường phải cậy nhờ quen thân / lắm khi giống kẻ tâm thần / dầu hao giấy tốn nợ nần vợ con”.
Tôi vẫn thường nghĩ, bản lĩnh của một nhà thơ thường hiện ra ở thơ lục bát. Làm thơ lục bát vững như vậy thì NTS sử dụng thể thơ nào cũng vững, và điều này đã được minh chứng trong Tên rơi trước mặt. Có thể nói, ở nhiều đề tài thể tài, thơ NTS luôn trung thực trong nội dung, vững chãi về nghệ thuật, không thấy dấu vết của sự giả tạo giả dối - điều mà người đọc dễ dàng bắt gặp ở tác giả này, tập thơ nọ. Với Tên rơi…, thơ NTS đã vào độ chín. Đi vào chân chất, xúc cảm có gốc rễ trong đời sống, tình cảm có chỗ dựa ở suy tư, anh muốn mỗi bài thơ đều đem lại cho người yêu thơ một điều gì đó và còn đọng lại sau khi bài thơ đã đi qua. Tôi không trách khi nhà thơ hình như đã tỏ ra nghiêm ngặt quá trong bài Nhà tình nghĩa: “… người mẹ liệt sĩ già nua / có người xốc nách mới bước nổi vào nhà mới của mình / đèn chụp ảnh quay phim sáng lòe mẹ vẫn lặng thinh / ảnh chồng con chìm trong hương khói / … từ nay mẹ có nhà ngói / … xin mẹ cố sống thêm tháng thêm ngày / rồi nhắm mắt xuối tay / bạc trắng tường vôi …” Chỉ cần thiếu đi tấm lòng, mọi sự hóa thành vô nghĩa, thậm chí, mỉa mai cay đắng. Có hai bài thơ tôi đọc thấy não nùng, là bài thơ nói về nấm mộ của người cùng quê tình cờ gặp ở Tây Nguyên: “tha hương thân phận như nhau / đá lăn khỏi núi quả cau rã buồng…/ đành rằng ruộng hẹp người đông / thiếu đâu dăm thước đất đồng, chị ơi”. Có vẻ như ghê sợ việc phải gửi xác ở nơi đất khách quê người, tác giả tự nhủ: “rồi ra cũng nhẩm tính ngày về quê”. Có lẩn thẩn quá chăng ! Bài còn lại là Mả tù, thể hiện nỗi đau xót ngậm ngùi của tác giả trước bao nấm mộ của những tội đồ chết rồi vẫn còn bị ngược đãi: “mộ phần chẳng thấy tuổi tên / dăm ba chữ số vạch trên ván thùng / hỏi sao chỉ đắp lưng lưng / rằng nông choèn tiểu đất chừng ấy thôi /…sống thành nhân chết làm ma / ngậm ngùi kiếp nạn xót sa phận người / … biết rằng còn được luân hồi nữa chăng” nghe thê thảm không kém Văn chiêu hồn của Nguyễn Du: “Nào những kẻ mắc vòng tù tội / gửi mình vào chiếu nát một manh / nắm xương chôn rấp góc thành / kiếp nào cởi được oan tình ấy đi”.
Tôi thích những bài thơ tự bạch trong tập, ngoài bài thơ ba câu giống như đề từ này, còn có thể nhắc đến các bài Độc thoại, Không tên II, III, IV…, như những chân dung tự họa, không tô vẽ, khoa trương. Thơ là người. Đọc thơ như gặp người. Yêu thơ vì yêu người. Yêu người nên yêu thơ… Dĩ nhiên không ai yêu thơ giả dối người giả dối. Chân thật trung thực là phẩm chất đầu tiên của thơ NTS, cũng là cảm thức nổi bật của tôi đối với thơ anh.
Có những nhà thơ, tôi đọc họ với niềm tin cậy, khi họ nói về mình cũng như về người khác, về cuộc đời. Thơ NTS chỉ nói về bản thân anh sau cùng, khi đã nói về cuộc đời, về mọi người. Phần quan trọng nhất của đời anh đã trôi qua trong chiến tranh nên thơ anh mang nhiều kỉ niệm về chiến trận. Là lính lái xe Trường Sơn, rồi chính trị viên đại đội pháo binh nhưng trong thơ anh không có tiếng còi xe tiếng pháo nổ, mà chỉ thấy nói nhiều đến đồng đội, còn sống hay đã chết: “mười bảy tuổi hành quân dọc Trường Sơn / dép rộng rút quai quần dài xén ống / những người lính vừa đi vừa lớn /… những năm ở rừng bàn tay không ai nắm / nhìn bầy vượn bế con gạt thầm nước mắt / đêm đêm dây võng xoắn đứt vỏ cây /… bao cô gái mềm yếu như em nằm lại khắp rừng / mưa mục gỗ bia lũ xóa mộ phần…” Những câu thơ về đời lính Trường Sơn ấy tưởng viết chẳng bao giờ cạn, luôn chân thực và không bao giờ cũ, và ai không sống qua không thể viết được: “thức ăn gắp trước canh nhạt chan sau / mặc áo mới mỗi khi lên sạp nứa / chẳng thể tránh thứ bom tọa độ / thường rơi bất ngờ trong giấc ngủ bữa ăn…” Tôi nghĩ rằng thơ vẫn còn phải viết nhiều về chiến tranh để lưu lại cho đời sau, và cho cả đời nay, cho những người không biết hoặc biết mà hay quên.
Điều đặc biệt là, viết về bộ đội Trường Sơn, những bài thơ tạo ấn tượng của NTS cũng thường là những bài ẩn dụ: Mây trắng, Bạch Tuyết ở Trường Sơn, Đừng quên… Anh không chỉ viết về cái gì mà còn viết như thế nào, luôn dùng các thi pháp khác nhau để biểu hiện những thi hứng tưởng là quen thuộc. Anh là người lính, là nhà thơ lính. Ra trận từ vùng quê chiêm trũng Hà Nam, chiến trường của NTS nối liền với quê hương nghèo khó ấy, nên khi viết về nông thôn, anh có nhiều gắn bó với đồng ruộng và am tường kiểu nghĩ cách cảm giọng nói của người nông dân (dù rằng anh được sinh ra và lớn lên ở thành thị): “quê ta đất mỏng nước dầy / đi chân thì ít bơi tay lại nhiều / chiêm mùa hạt thóc tong teo / cỏ năn bện chổi tre pheo vặn thừng /. Đó là quê nghèo, còn đây là nhà nghèo: “vườn hoang đổ chuối rụng na / dê bò say nắng vịt gà lạnh mưa / ruộng khô mẻ cuốc nhụt bừa / mối xông kèo cột mọt cưa ghế bàn”. Rồi người nghèo : “bám ruộng cực đã đành / bỏ quê, nghèo tại số / đất nước có một thời / hình như ai cũng khổ”, và đây, nhà thơ nghèo: “vợ chăm hái gặt cày bừa / chồng lo rút ruột câu thơ nhọc nhằn / dãi dầu, khoai lúa nhẹ cân / rạc người, thơ phú chỉ ngần ấy trang / … thơ in tập mấy ai mua / in báo thường phải cậy nhờ quen thân / lắm khi giống kẻ tâm thần / dầu hao giấy tốn nợ nần vợ con”.
Tôi vẫn thường nghĩ, bản lĩnh của một nhà thơ thường hiện ra ở thơ lục bát. Làm thơ lục bát vững như vậy thì NTS sử dụng thể thơ nào cũng vững, và điều này đã được minh chứng trong Tên rơi trước mặt. Có thể nói, ở nhiều đề tài thể tài, thơ NTS luôn trung thực trong nội dung, vững chãi về nghệ thuật, không thấy dấu vết của sự giả tạo giả dối - điều mà người đọc dễ dàng bắt gặp ở tác giả này, tập thơ nọ. Với Tên rơi…, thơ NTS đã vào độ chín. Đi vào chân chất, xúc cảm có gốc rễ trong đời sống, tình cảm có chỗ dựa ở suy tư, anh muốn mỗi bài thơ đều đem lại cho người yêu thơ một điều gì đó và còn đọng lại sau khi bài thơ đã đi qua. Tôi không trách khi nhà thơ hình như đã tỏ ra nghiêm ngặt quá trong bài Nhà tình nghĩa: “… người mẹ liệt sĩ già nua / có người xốc nách mới bước nổi vào nhà mới của mình / đèn chụp ảnh quay phim sáng lòe mẹ vẫn lặng thinh / ảnh chồng con chìm trong hương khói / … từ nay mẹ có nhà ngói / … xin mẹ cố sống thêm tháng thêm ngày / rồi nhắm mắt xuối tay / bạc trắng tường vôi …” Chỉ cần thiếu đi tấm lòng, mọi sự hóa thành vô nghĩa, thậm chí, mỉa mai cay đắng. Có hai bài thơ tôi đọc thấy não nùng, là bài thơ nói về nấm mộ của người cùng quê tình cờ gặp ở Tây Nguyên: “tha hương thân phận như nhau / đá lăn khỏi núi quả cau rã buồng…/ đành rằng ruộng hẹp người đông / thiếu đâu dăm thước đất đồng, chị ơi”. Có vẻ như ghê sợ việc phải gửi xác ở nơi đất khách quê người, tác giả tự nhủ: “rồi ra cũng nhẩm tính ngày về quê”. Có lẩn thẩn quá chăng ! Bài còn lại là Mả tù, thể hiện nỗi đau xót ngậm ngùi của tác giả trước bao nấm mộ của những tội đồ chết rồi vẫn còn bị ngược đãi: “mộ phần chẳng thấy tuổi tên / dăm ba chữ số vạch trên ván thùng / hỏi sao chỉ đắp lưng lưng / rằng nông choèn tiểu đất chừng ấy thôi /…sống thành nhân chết làm ma / ngậm ngùi kiếp nạn xót sa phận người / … biết rằng còn được luân hồi nữa chăng” nghe thê thảm không kém Văn chiêu hồn của Nguyễn Du: “Nào những kẻ mắc vòng tù tội / gửi mình vào chiếu nát một manh / nắm xương chôn rấp góc thành / kiếp nào cởi được oan tình ấy đi”.
Đọc những bài thơ này của anh, tôi những mong anh viết khác hơn, nhưng hiểu rằng anh không thể giả tạo giả dối, và như tôi đã nói từ đầu, chính anh đã tìm thấy mình trong thơ, thể hiện mình ở đó như đã nhặt lại mũi tên cả đời nhằm nhiều mục tiêu, và mục tiêu cuối cùng là cả bầu trời mông lung cao vọng… Làm con người và làm nhà thơ mà mình được là mình thì còn gì quí hơn. NTS đã nhiều phen từ giã mình (giả) để trở lại chính mình (thật) trong cuộc đời và trong thơ.
Được biết, anh đang gấp rút hoàn thành những chương cuối của một trường ca viết về chiến tranh, trường ca duy nhất của cả đời, như anh nói, khoảng hai trăm trang in. Liệu đây có phải là mũi tên NTS vừa nhặt dưới chân, nhất quyết bắn đi lần nữa …
TP Hồ Chí Minh, 15 - 4 - 2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét của bạn