15 tháng 2, 2013

“YÊU NHAU CỞI ÁO CHO NHAU” LÀ SAO NHỈ…





























“Yêu nhau cởi áo cho nhau” - câu hát chỉ có sáu chữ, trong đó bốn từ “yêu nhau cởi áo” thi ai cũng hiểu, vì “thông điệp ngôn ngữ” đã tuyệt đối đầy đủ: YÊU NHAU NÊN CỞI ÁO (và ngược lại: CỞI ÁO VÌ YÊU NHAU). Khó hiểu, đánh đố, cũng cực kì GIỎI là ở hai từ cuối CHO NHAU. Có hai cách hiểu:
 1/ ĐỔI ÁO: Người này cởi áo của mình rồi “đổi cho” người kia. Và ngược lại
 2/ “GIÚP” NHAU CỞI ÁO: Anh cởi áo của em, em cởi áo của anh (cởi áo cho nhau). Cởi áo để làm gì ư, ai chả biết, viết bằng thừa.
Có bạn trẻ sẽ “thắc mắc”: sao lại chỉ “cởi áo” mà không…(hì…hì…). Xin thưa với các con các em các cháu, rằng thì là, ngày xưa các bà các chị các cô không mặc quần tây quần phăng quân bó, mà mặc váy (thú vị là ở chỗ đó). Ngày xưa, nghe nói trong “hoàn cảnh” ấy, các cô các chị các bà (kẻ hậu sinh xin tạ tội tạ lỗi đã gọi vậy, chứ nay tất cả đều đã là CỔ NHÂN rồi) thẹn thùng kéo váy lên che mặt không dám nhìn… “đối tác”. Chỉ cần “cởi áo”…đủ rồi.
Nhưng, nếu vậy thì khi “kết thúc” áo ai người ấy mặc, chứ sao lại nhầm áo lộn giày để đến nỗi “về nhà mẹ cha có hỏi” thì đành chống chế do “qua cầu gió bay”. Sơn tui đồ rằng nghĩ rằng đoán mò rằng “lúc ấy tay mỏi chân run, mắt hoa rồi nên…nhìn gà hoá cuốc (không phải, nhìn áo của bạn thành áo của mình). Cũng còn phải đặt ra “tình huống” này: chợt có “ông đi qua bà đi lại” nào đó, đôi bạn tình cuống cuồng cả lên nên…mặc nhầm áo.

(Mùng Sáu Tết Quý Tỵ, nguyễn thái sơn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đăng nhận xét của bạn