nguyenthaison
MÌNH
KHOÁI tấm ảnh này nên vừa thấy xuất hiện trên FB đã “bình loạn” ngay tắp
lự. Nhưng không đã chưa đã. “Tán Bồ” (tác phẩm còn quý bằng mấy “bồ) của
người ta ở ngay “tại gia” làm sao mà “vô tư” được, nên muốn “lôi” phải
"dụ" về nhà mình. May mà anh Huyến “ừ” anh Huyến OK.
Trong ảnh là hai NHÀ, thuộc cỡ “nhà cao tầng nhà nhiều tầng”, mình đã viết nhà ”CHỌC TRỜI” nhưng vội xoá ngay. Hai NHÀ này nổi tiếng đến mức gần như người dân nào cũng nhớ mặt thuộc tên: Nhà Toán học khét tiếng lừng danh - Giáo sư Tiến sĩ Văn Như Cương, cùng Nhà thơ Bùi Minh Quốc. Giáo sư Văn Như Cương (bên phải) đã từng lên tiếng và phản ứng quyết liệt để đòi sự công bằng cho hai cháu nữ sinh của Trường Lương Thế Vinh bị chết oan do bọn công tử nghe đâu thuộc loại CCCÔ đua xe…ô tô trên đường Láng - Hoà Lạc gây ra năm nào, (CCCÔ nghe bảo là cháu cha con ông, khác với CCCP ghi trên các loại xe ô tô do Liên Xô sản xuất mà lính xế thường dịch ẩu thành của cho cứ phá). Hình như cuộc “đấu tranh” ấy của Cụ Văn Như Cương cũng có thu được chút ít “kết quả” khiêm tốn khiêm nhường tượng trưng tượng hình nào đấy thì phải. Còn Nhà thơ Bùi Minh Quốc, ông có đến cả chục lý do để nổi tiếng. Ra đời năm 1940 nhưng năm 1962, chỉ mới 22 tuổi, ông đã bị bọn học sinh lớp 7 chúng tôi “oán trách” vì bị thầy giáo dậy văn bắt học thuộc lòng cả bài thơ dài như “trung ca” - may mà ông chưa "chơi" trường ca - có tên gọi đến là thúc dục xúi dục: Lên miền Tây. Ông còn nổi tiếng vì đã hùng hục đào hầm “từ lúc tóc còn xanh” đến tận lúc ”phơ phơ đầu bạc dưới tầm đại bác”. Ông lại còn “kinh” đến độ chỉ mới “cất tiếng” nói ở diễn đàn Đại hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 được vài câu thì "cầu chì điện" ở Hội trường Trường Đảng tại đường Cổ Nhuế đã lập tức chảy thành… nước, khiến chiếc micơrô nơi bàn tay ông chỉ còn như bắp ngô nướng như khúc bánh mì, chẳng ọ ẹ u ơ gì được nữa.
Trong ảnh là hai NHÀ, thuộc cỡ “nhà cao tầng nhà nhiều tầng”, mình đã viết nhà ”CHỌC TRỜI” nhưng vội xoá ngay. Hai NHÀ này nổi tiếng đến mức gần như người dân nào cũng nhớ mặt thuộc tên: Nhà Toán học khét tiếng lừng danh - Giáo sư Tiến sĩ Văn Như Cương, cùng Nhà thơ Bùi Minh Quốc. Giáo sư Văn Như Cương (bên phải) đã từng lên tiếng và phản ứng quyết liệt để đòi sự công bằng cho hai cháu nữ sinh của Trường Lương Thế Vinh bị chết oan do bọn công tử nghe đâu thuộc loại CCCÔ đua xe…ô tô trên đường Láng - Hoà Lạc gây ra năm nào, (CCCÔ nghe bảo là cháu cha con ông, khác với CCCP ghi trên các loại xe ô tô do Liên Xô sản xuất mà lính xế thường dịch ẩu thành của cho cứ phá). Hình như cuộc “đấu tranh” ấy của Cụ Văn Như Cương cũng có thu được chút ít “kết quả” khiêm tốn khiêm nhường tượng trưng tượng hình nào đấy thì phải. Còn Nhà thơ Bùi Minh Quốc, ông có đến cả chục lý do để nổi tiếng. Ra đời năm 1940 nhưng năm 1962, chỉ mới 22 tuổi, ông đã bị bọn học sinh lớp 7 chúng tôi “oán trách” vì bị thầy giáo dậy văn bắt học thuộc lòng cả bài thơ dài như “trung ca” - may mà ông chưa "chơi" trường ca - có tên gọi đến là thúc dục xúi dục: Lên miền Tây. Ông còn nổi tiếng vì đã hùng hục đào hầm “từ lúc tóc còn xanh” đến tận lúc ”phơ phơ đầu bạc dưới tầm đại bác”. Ông lại còn “kinh” đến độ chỉ mới “cất tiếng” nói ở diễn đàn Đại hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 được vài câu thì "cầu chì điện" ở Hội trường Trường Đảng tại đường Cổ Nhuế đã lập tức chảy thành… nước, khiến chiếc micơrô nơi bàn tay ông chỉ còn như bắp ngô nướng như khúc bánh mì, chẳng ọ ẹ u ơ gì được nữa.
Viết về
hai ông hai cụ hai đại trí thứ này có mà…cả đêm. Thôi thì học đòi học lỏm "phong cách thơ dân gian”
để chỉ viết có 28 chữ văn vần nhưng "bất tận ngôn", theo kiểu “con
kiến mà leo cành đa/ leo phải cành cộc leo ra leo vào…” , có đọc đến
"Tết Công gô" cũng không hết…” (được “dặm” chữ ở tấm ảnh mượn của anh
Đoàn Tử Huyến).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét của bạn